Nhận định Friedrich II của Phổ

Tượng Friedrich II ở Neurebbin, Brandenburg (nước Đức). Đây là bản sao năm 1997 của bức tượng được tạc vào năm 1904, nhưng bị phá hủy sau đó.

Friedrich được xem là nhà chính trị lớn, nhà bảo trợ khoa học và văn hóa nghệ thuật.[221][222] Ý tướng "nhà vua là công bộc của nhân dân", chính sách tự do tôn giáo hay công cuộc cải tổ Chính phủ và Luật pháp Phổ cận đại, v.v... chính là những khía cạnh của một tư tưởng mới về chế độ quân chủ chuyên quyền.[223] Tuy nhiên, Friedrich II không có khả năng phổ biến tư tưởng Khai sáng vào quần chúng nhân dân. Họ vẫn còn dốt nát, nghèo khổ, và cô lập ở miền thôn quê. Do đó, nước Phổ không thể phát triển một bộ luật dân sự vững mạnh trong 10 năm sau khi ông từ giã cõi đời. Trong khi đó, tầng lớp địa chủ - quý tộc Junker vẫn đóng vai trò thống trị trong xã hội phong kiến Phổ,[224] Quốc gia Phổ chỉ đơn thuần là một cỗ máy.[225] Bên cạnh đó, dù được nhiều nhà quân phiệt phát xít khâm phục, và dù liên tục chinh chiến, ông quan tâm đến việc xây dựng nước Phổ giàu mạnh bằng đường lối hòa bình, đúng như ông từng gửi thư cho Voltaire:[128]

Thưa ông, ông yêu hoà bình thì tôi cũng yêu hoà bình vậy! Nhưng, thiết nghĩ loài người chỉ có thể hạnh phúc khi chung sống trong nền hoà bình vững chắc và đáng quý. Nếu Socrates và Platon biết tình cảnh khốn khổ của tôi hiện nay, có lẽ họ cũng suy nghĩ như tôi. Tôi xin hỏi ông rằng, ông có thể hạnh phúc khi sống trong cái cuộc sống chó má như thế này không? Giặc ngoài tàn sát, hãm hại bạn ông hằng ngày..., ônglại còn phải sống lo âu và e sợ trong suốt năm...

— Friedrich Đại đế

Năng lực quân sự

Tượng Friedrich II tại Berlin.

Friedrich II thường được xem là một nhà cầm quân tài ba. Có được những lời khen ngợi này chủ yếu là do ông thường áp dụng phương pháp đội hình nghieng nổi tiếng[226]. Dù lối đánh này có lẽ đã được vua Ba Tư Cyrus áp dụng trong trận Thymbra vào năm 548 TCN, nhưng Friedrich là người thực hiện thành công nhất nhất của lối đánh này ở thế kỷ thứ XVIII, và cho đến ngày nay tên tuổi của ông vẫn luôn luôn gắn liền với lối đánh này. Nếu trận Kolin (1757) là một thất bại của chiến thuật đội hình nghiêng, trận Leuthen vài tháng sau thường được xem là thắng lợi kinh điển của chiến thuật này. Không những thế, một yếu tố quan trọng nữa là khả năng chỉ huy các cuộc hành quân của ông, thể hiện qua việc ngăn chặn không cho các kẻ thù của mình tập hợp liên quân lại thành số đông và luôn biết chọn đúng thời điểm và địa điểm để đẩy lùi đối phương khỏi lãnh thổ Phổ. Trong lá thư gửi người mẹ Maria Theresia, Hoàng đế La Mã Thần thánh Joseph II có viết về Friedrich II:

Chúa Phổ đã nghiên cứu kỹ lưỡng về binh lược và đọc những cuốn sách binh pháp. Khi ông ấy nói về những vấn đề có liên quan tới nghệ thuật chiến tranh, mọi thứ trở nên chăm chú lắng nghe một cách lạ thường. Ông ấy không giải thích quanh co luẩn quẩn, mà chỉ nêu ra minh chứng căn cứ trên sự thật và lịch sử cho những gì mà ông ấy xác nhận là đúng - những cái đó giúp ông ấy trở thành một danh nhân lịch sử… Phải công nhận rằng ông ấy là một thiên tài có lời nói đầy sức thuyết phục. Nhưng những gì ông ấy nói có thể lừa dối một người lính hầu không hay chữ.

— Hoàng đế Joseph II[227]


Đài kỷ niệm Friedrich tại Marienburg. Dưới chân tượng đài có các Hiệp sĩ Teuton.

Theo tài liệu "Những nhân vật quân sự nổi tiếng thế giới" của Kha Xuân Kiều - Hà Nhân Học, "Ông mạnh dạn áp dụng phương án chủ động ra tay trước để áp đảo đối phương; tập trung binh lực, tiêu diệt dứt điểm từng đối thủ một; ông luôn quán triệt tư tưởng tấn công đến cùng, không bao giờ buông lõng quyền chủ động tấn công".[69] Ngay cả nhà chinh phục nổi tiếng người Pháp Napoléon Bonaparte (1769–1821) đã nghiên cứu về những cuộc chinh phạt của Friedrich. Napoléon cũng công nhận ông là nhà cầm quân đánh hay nhất thời hiện đại[228] và đặt một tượng nhỏ hình vị vua nước Phổ trong phòng riêng của mình.[229][230] Sau khi đánh bại quân đội Phổ vào năm 1807, đích thân Napoléon đã thăm mộ Friedrich II ở Potsdam và tuyên bố các tướng Pháp:

Các ông xem này, nếu ông ấy còn sống thì chắc hẳn ta không thể đến được đây.

— Napoléon Bonaparte[231]

Trong cuộc chiến tranh Bảy năm, Friedrich dẫn dắt quân Phổ giành hai thắng lợi lớn ở Rossbach và Leuthen chỉ trong vòng một tháng, "điều đó thể hiện một cách hùng hồn nghệ thuật chỉ huy siêu việt cũng như kỹ xảo dụng binh nhuần nhuyễn của Friedrich" - theo hai tác giả Kha Xuân Kiều và Hà Nhân Học.[113] Napoléon cho rằng chỉ riêng trận Leuthen cũng đủ cho "tên tuổi của Friedrich lưu danh thiên cổ và đứng vào hàng ngũ các danh tướng vĩ đại nhất trên thế giới"[113]. Bên cạnh đó, sử gia Đức Hans Delbrück (1848 – 1929) đã phê phán "chiến tranh tiêu hao" trong tác phẩm Die Strategie des Perikles, điều này đồng nghĩa với việc Hans Delbrück xem Friedrich một quân nhân kém phẩm chất.[232] Delbrück cho biết Friedrich và Perikles là những người thực hành tiêu biểu "chiến tranh tiêu hao", một thể loại chiến tranh tốn kém và phung phí.[233]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Friedrich II của Phổ http://www.1902encyclopedia.com/F/FRE/frederick-ii... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/222700/F... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/239929/J... http://www.britannica.com/eb/article-9060581 http://www.cliffsnotes.com/WileyCDA/LitNote/Candid... http://www.encyclopedia.com/html/L/Lagrange.asp http://books.google.com/books?id=-1IEAAAAMBAJ&lpg=... http://books.google.com/books?id=_9sImYb5e1AC&pg=P... http://www.heritage-history.com/www/heritage.php?D... http://www.historicreeseville.com/early2.htm